Cũng có một số cơ sở sẽ cung cấp nơi ở khi bạn bắt đầu cuộc sống tại Nhật, nhưng bạn cũng cần phải cố gắng xoay sở các sinh hoạt phí như tiền nhà, tiền ăn, v.v… Vì thế, sẽ tốt hơn nếu bạn dự tính được số tiền cần thiết mỗi tháng. Chúng tôi sẽ trình bày về số tiền cần thiết cho 1 người để chi tiêu trong vòng 1 tháng.
Contents
Sinh hoạt phí cho 1 tháng
Theo như điều tra của bộ Nội Vụ và Truyền Thông Nhật Bản năm 2020, chi tiêu (các chi phí phát sinh để duy trì cuộc sống cá nhân và gia đình) của 1 người sống đơn thân (độ tuổi trung bình 58.5 tuổi) là 150,000 yên. Tuy nhiên, dữ liệu này lấy trung bình là các gia đình trên toàn quốc. Ở những nơi thị trường giá thuê nhà cao như nội đô Tokyo… thì tiền nhà sẽ khá cao, nên sinh hoạt phí hàng tháng cũng cao hơn. Trong 1 năm thì chi tiêu từ tháng 9 đến tháng 12 là nhiều nhất.
Bài gốc: Báo cáo điều tra tài chính hộ gia đình, Bộ Nội Vụ và Truyền Thông, https://www.stat.go.jp/data/kakei/2020np/gaikyo/pdf/gk02.pdf
Chúng ta cùng xem xét kĩ nhé. Số tiền tiết kiệm trung bình là 40,000 Yên. Hầu hết những người sống một mình, kể cả người Nhật sẽ tiết kiệm các chi phí thực phẩm, điện và nhiên liệu… để tăng phần kinh phí cho vui chơi giải trí, tiền tiết kiệm…
Tiền nhà: khoảng 20,000 Yên
Tiền ăn: khoảng 40,000 Yên
Tiền điện, nước, gas: khoảng 12,000 Yên
Tiền điện thoại, liên lạc: khoảng 7,000 Yên
Quần áo và đồ dùng thiết yếu: khoảng 5,000 Yên
Chi phí tiếp đãi, giao lưu, giải trí: khoảng 28,000 Yên
Chi phí y tế: khoảng 7,000 Yên
Chi phí khác: khoảng 33,000 Yên
Tổng cộng: khoảng 152,000 Yên
Tiền nhà và tiền ăn - hai khoảng tiền chiếm đến 40% sinh hoạt phí một tháng
Theo dữ liệu về chi tiêu, thì tiền nhà trung bình là 20,000 Yên. Song, thực tế điều này tuỳ vào khu vực bạn sinh sống mà sẽ có khác biệt rất lớn. Vì thế, nếu bạn đã chốt nơi muốn sống và muốn làm việc rồi thì bạn có thể thử tìm căn hộ trên Internet, bạn sẽ hình dung được tương đối về khoản tiền nhà.
Thêm vào đó, theo dữ liệu về chi tiêu, chi phí ăn uống của một người là khoảng 40,000 Yên. Với những người tự nấu ăn, nhiều người sẽ mua nguyên liệu một lần ở siêu thị, chế biến sẵn vào cuối tuần, và mang cơm hộp đến nơi làm việc. Những người không giỏi nấu nướng thì thường ăn cơm hộp bán ở các cửa hàng tiện lợi hoặc dùng bữa ở các chuỗi cửa hàng ăn uống.
Các mẹo tiết kiệm?
Khi sống ở Nhật, có thể nhiều bạn sẽ thấy rất lo lắng khi phải sống một mình với chi phí sinh hoạt khá cao. Chúng tôi sẽ chỉ bạn một số mẹo để tiết kiệm nhé. Chi phí sinh hoạt sẽ chia ra làm 2 loại, chi phí biến đổi, thay đổi mỗi tháng và chi phí cố định, với số tiền chi ra mỗi tháng như nhau. Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi nhiều, tuỳ theo tình hình mỗi lúc, như thực phẩm, phí giao lưu, tiếp đãi, phí y tế… Vì thế, hiện trạng của chi phí này là dù muốn, nhưng khó tiết kiệm.
Mặt khác, chi phí cố định thì bạn có thể thấy được hiệu quả tiết kiệm liên tục, bằng việc xem lại các hợp đồng đã kí kết. Trong chi phí cố định, có tiền nhà và phí điện thoại, liên lạc, trong đó phí điện thoại, liên lạc dễ tiết kiệm hơn.
Hãy xem xét tiền phí điện thoại di động
Theo dữ liệu tiêu dùng, kết quả là số tiền phí điện thoại trung bình hàng tháng của hộ 1 người là khoảng 7,000 Yên. Điều này có nghĩa là trong năm cần chi ra 84,000 Yên. Trong những năm gần đây, chất lượng của truyền thông tốt hơn, cũng xuất hiện nhiều dịch vụ có mức phí hàng tháng rẻ hơn. Bộ Nội Vụ và Truyền Thông Nhật Bản đã công bố phí điện thoại di động vào tháng 3 năm 2021 của 6 thành phố trên thế giới, trong đó có Tokyo. Kết quả là, đối với gói dung lượng 20GB rất được yêu thích thì có giá 3,000 Yên ở Tokyo, rẻ nhất, xếp sau Luân Đôn.
Dù hãng bạn dùng không phải là nhà mạng lớn, nhưng bạn vẫn có thể dùng điện thoại và Internet thoải mái. Thế nên chỉ cần bạn xem xét lại phí điện thoại thì vẫn có khả năng tiết kiệm được sinh hoạt phí rất nhiều. Bằng việc chuyển sang đường truyền cáp quang rẻ hoặc sim giá rẻ, tiết kiệm được 2,000 Yên mỗi tháng thì hằng năm chi phí sinh hoạt của bạn sẽ rẻ hơn 24,000 Yên đấy. Hầu hết các gói cước điện thoại di động sẽ có giá tiền tuỳ vào dung lượng dữ liệu di động. Nên bạn hãy kiểm tra dung lượng dữ liệu di động mà bạn dùng trong vòng 3 tháng, xem thử mình cần bao nhiêu GB là đủ, rồi hãy quyết định đăng kí gói cước nhé.