CUỘC SỐNG CỦA MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC

Một chăm sóc viên làm việc tại Nhật sẽ trải qua một ngày như thế nào, sẽ làm những công việc ra sao? Chúng tôi đã phỏng vấn một số bạn đã làm việc tại các cơ sở chăm sóc về cuộc sống của họ. Vì dịch vụ tại các cơ sở chăm sóc đáp ứng 24 giờ, nên tùy vào loại công việc, người lao động có thể sẽ phải làm cả ca đêm. Dù vậy, các bạn ấy vẫn đang nghiêm túc học tiếng Nhật và học về chăm sóc trong chút thời gian rảnh rỗi giữa công việc bận rộn.

Contents

Lịch trình 1 ngày [1]

Đa số các chăm sóc viên bắt đầu ca làm việc từ khoảng 8 giờ 30 phút sáng, và kết thúc công việc lúc 17 giờ 30 phút chiều. Tùy vào cơ sở chăm sóc (nơi làm việc), cũng có nơi chia ra ca sớm và ca muộn. Chúng ta hãy cùng xem qua lịch trình 1 ngày của chăm sóc viên tại cơ sở chăm sóc nhé.

1 ngày của bạn J – người Philippines (ca ngày)

7:30 Thức dậy

8:50 Kiểm tra sổ tay của nhóm, họp đầu giờ, giao ca

9:15 Chăm sóc thay tã, chăm sóc ra khỏi giường

10:00 Bổ sung nước, giải trí

11:00 Chuẩn bị bữa trưa, ghi chép y tế

11:45 Phục vụ ăn trưa, chăm sóc ăn uống

12:00 Giải lao (nghỉ trưa)

13:00 Chăm sóc khoang miệng, kiểm tra nhu cầu đi vệ sinh

14:00 Chăm sóc ra khỏi giường, chăm sóc thay tã

15:00 Chuẩn bị đồ ăn nhẹ, chăm sóc ăn uống, hỗ trợ đi vệ sinh

16:00 Ghi chép y tế, chuẩn bị bữa tối, chăm sóc thay tã

17:20 Kết thúc công việc

22:00 Đi ngủ

1 ngày của bạn C- người Việt Nam (Dịch vụ ngoại trú)

8:00 Ra khỏi nhà, đi làm bằng xe buýt

8:30 Họp đầu giờ, đi đón người sử dụng

9:30 Đo huyết áp và thân nhiệt, chăm sóc tắm rửa

12:00 Giải lao (nghỉ trưa)

13:00 Chuẩn bị cho người sử dụng dịch vụ về nhà

13:30 Giải trí

15:00 Bữa ăn nhẹ

15:30 Hỗ trợ đi vệ sinh, đưa người sử dụng về nhà

16:30 Dọn dẹp, ghi chép

17:30 Kết thúc

18:00 Về nhà

“Việc đầu tiên khi đi làm là đọc sổ ghi chép. Một ngày làm việc bắt đầu bằng việc nắm rõ tình hình của người sử dụng ngày hôm trước và buổi tối trước đó, kiểm tra xem có thay đổi gì không.” Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh- người Việt Nam đã trao đổi với chúng tôi về công việc cần nhiều thời gian nhất trong buổi sáng và buổi chiều:

“Vào buổi sáng, công việc cần nhiều thời gian nhất là chăm sóc bài tiết. Mình dìu người sử dụng đi vệ sinh và chăm sóc thay tã cho họ. Buổi chiều thì là hỗ trợ đi tắm. Thông thường thì cần khoảng từ 1 đến 4 giờ lận.”

Đối với các cơ sở nội trú, thì có thêm ca đêm do vận hành dịch vụ trên cả 24 giờ. Đây là phần công việc đầy trách nhiệm do được thực hiện với lượng nhân viên không nhiều.

1 ngày làm việc của bạn C (người Philippines) (ca đêm)

16:15 Bắt đầu vào ca, nhận bàn giao

17:15 Chuẩn bị bữa tối

17:45 Chăm sóc ăn uống, dọn dẹp, hỗ trợ đi vệ sinh

19:20 Giải lao (bữa tối)

20:00 Hỗ trợ di chuyển về giường, chăm sóc thay tã

20:30 Nghiệp vụ ca đêm (ghi vào sổ ghi chép)

23:00 Túc trực tại tầng làm việc (trực điện thoại y tế)

23:30 Giải lao

1:30 Chăm sóc thay tã

3:00 Tuần tra, chăm sóc thay tã

5:00 Chuẩn bị bữa sáng, hỗ trợ ra khỏi giường

7:30 Phục vụ bữa ăn, chăm sóc ăn uống, dọn dẹp, hỗ trợ đi vệ sinh

9:20 Kết thúc ca

[1] Công ty cổ phần Nghiên Cứu Và Tư Vấn Mitsubishi UFJ: “Làm thế nào để xây dựng một nơi mà chăm sóc viên người nước ngoài có thể hăng say làm việc?

 

 

Công việc nào bạn cảm thấy vui?

Chị Riswanti- người Indonesia có chia sẻ với chúng tôi về công việc mà chị thích nhất: “Khi cùng ca hát với nhau thì tôi được khen là “Hát hay quá”! Thêm nữa, lúc câu chuyện trở nên sôi nổi với chủ đề người sử dụng quan tâm cũng là những phút giây rất vui vẻ. Ví dụ như nói chuyện về những chú mèo với người thích mèo, được người sử dụng thích ca hát dạy hát, hoặc cùng nhau hát…”

Anh Albert Fernandez, làm việc tại cơ sở chăm sóc ở tỉnh Okayama chia sẻ với chúng tôi bí quyết để trở nên vui vẻ khi làm việc với người cao tuổi: “Có 3 chủ đề để có thể trò chuyện tốt với một người cao tuổi: ①thời tiết ②ăn uống ③giấc ngủ. Tôi nghĩ có thể làm việc rất vui vẻ với 3 chủ đề này. Đồng thời, ta cũng nắm được khái quát tình hình sức khỏe của người sử dụng nhờ 3 chủ đề nói trên.”

Dường như ai cũng cố gắng giao tiếp tốt để cảm thấy thích thú hơn với công việc của mình.

 

Công việc nào bạn thấy vất vả (khó)?

Mỗi người có những công việc vất vả khác nhau, tuy nhiên, “chăm sóc tắm rửa”, “chăm sóc di chuyển” là những công việc thường được cho là khó khăn nhất. Chăm sóc tắm rửa thì cần phải hết sức chú ý để tránh trượt ngã nguy hiểm. Thêm vào đó, đối với những người cao tuổi không thể tự mình đứng được, thì công việc chăm sóc di chuyển, hỗ trợ từ giường qua xe lăn cũng cần nhiều thời gian và sức lực.

Ngoài ra, có thể kể đến như công việc trưởng nhóm, công việc ca đêm, “chăm sóc tắm rửa”, là những công việc cần nhiều thời gian học hỏi cho tới khi chăm sóc viên có thể tự làm một mình.

 

Bạn có thời gian để học tiếng Nhật và học về chăm sóc không?

Các bạn người nước ngoài đang làm công việc chăm sóc tại Nhật đều rất cố gắng nâng cao kĩ năng tiếng Nhật và học tập để lấy được bằng cấp về chăm sóc mỗi ngày.

Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh- người Việt Nam có chia sẻ: “Tôi đã học tập ít nhất 2 giờ đồng hồ mỗi ngày để có thể thi đỗ kì thi về chăm sóc.”

Và, tùy vào nơi làm việc, nhiều nơi cũng cung cấp các chương trình học tập khác nhau.

Tại cơ sở chăm sóc nơi anh Albert Fernandez- người Philippines làm việc ở tỉnh Okayama thì mỗi tuần có 1 lần học với giáo viên Chăm sóc, và 1 lần học với giáo viên dạy tiếng Nhật.

Không chỉ học từ sách giáo khoa, nhiều bạn còn tích cực nói chuyện với người Nhật, nhớ từ mới nhờ phim điện ảnh và hoạt hình Nhật. Có bạn học từ sách, xem tivi, tập hát… Nếu như có từ vựng hay chữ Hán chưa hiểu, thì ghi chép lại và học thuộc lòng.

Tất cả các bạn đều khéo léo tận dụng chút thời gian giữa công việc bận rộn và tích cực học tập.

 

 

 

 

Scroll to Top