Tại nơi làm việc nghề Chăm sóc, có rất nhiều cụm từ và từ chuyên ngành tiếng Nhật liên quan, thường được sử dụng trong hội thoại với đồng nghiệp và khi ghi chép về người sử dụng dịch vụ. Việc biết các từ chuyên ngành này là rất cần thiết, giúp chúng ta biết được tình trạng cơ thể của người lớn tuổi và hợp tác với các đồng nghiệp khác. Lúc đầu có thể sẽ rất khó khăn, nhưng bạn hãy cố gắng ghi nhớ nhé.
Contents
Các cụm từ nhân viên Chăm sóc sử dụng với nhau
- Kiểm tra chỉ số sinh tồn (VITAL CHECK)
Là việc đo các chỉ số sinh tồn của người sử dụng dịch vụ (thân nhiệt, huyết áp, hô hấp, mạch). Nhân viên Chăm sóc cần phải đo vào mỗi buổi sáng, lúc trước khi đi tắm, và tất cả mọi người cần phải nắm được thể trạng của người cao tuổi đó.
Ví dụ: “Các chỉ số sinh tồn của bác… sáng nay là bình thường”. Không có gì khác với mọi khi.”
- Trông nom (MIMAMORI)
Vừa phải hiểu được vị trí, hoàn cảnh và tâm tình của người lớn tuổi, giúp đỡ họ ngay khi cần thiết, vừa phải để họ tự làm những việc bản thân họ có thể thực hiện được. Bao gồm cả việc quan sát trạng thái của người lớn tuổi, đề phòng té ngã và tai nạn.
Ví dụ: “Bác… có biểu hiện loạng choạng khi đi, hãy trông chừng bác ấy nhé.”
- Chữa trị (SHOCHI)
Là việc chữa trị như khử trùng và bôi thuốc vào nơi cần như chỗ bị thương hoặc vết loét do tì đè.
Ví dụ: “Có vết trầy xước trên cánh tay, hãy nhờ y tá chữa trị nhé”.
Ngoài ra,
Còn có rất nhiều cụm từ được sử dụng, giúp nhân viên Chăm sóc báo cáo và chia sẻ thông tin lẫn nhau, dù là một hay đổi nhỏ nhặt của người cao tuổi. Như:
“Bác… nghỉ ngơi tại phòng.”
“Bác… có để cơm lại, hãy để ý đến sức khoẻ bác ấy.”
“Sắc mặt bác… rất tệ, hãy để ý quan sát và cẩn thận với những thay đổi thể trạng của bác ấy.”
Các từ ngữ chuyên ngành Chăm sóc khác cần phải nhớ
Có rất nhiều từ Kanji khó, bạn hãy cố gắng đọc chúng ra thành tiếng nhé.
- Sổ Kế hoạch chăm sóc (CARE PLAN): Là sổ ghi chép mục tiêu, tần suất, loại dịch vụ Chăm sóc mà người lớn tuổi sử dụng, dựa trên cơ sở những nguyện vọng về cuộc sống của người cao tuổi và người nhà của họ.Kế hoạch chăm sóc sẽ được điều chỉnh định kì, theo tình hình người lớn tuổi. Chúng ta sẽ tiến hành dịch vụ Chăm sóc dựa trên sổ kế hoạch chăm sóc này.
- Tiếp nhận thăm khám (JUSHIN): là việc nhận sự thăm khám của bác sĩ. Có trường hợp bác sĩ đến trung tâm và trường hợp người lớn tuổi cùng đi với nhân viên Chăm sóc hoặc người nhà đến bệnh viện.
- Bổ sung nước (SUIBUN HOKYU): là việc hấp thụ lượng nước cần thiết cho cơ thể thông qua đồ ăn và thức uống. Cần thường xuyên bổ sung nước thêm cho người lớn tuổi, vì họ khó cảm nhận việc bản thân khát nước.
- Thay đổi tư thế (TAII HENKAN): Là việc thay đổi tư thế những người không thể tự dùng sức lực của mình thay đổi tư thế nằm, thay đổi chiều hướng của cơ thể.Nếu cứ ngủ mãi một tư thế, máu sẽ lưu thông kém, điều này có thể trở thành nguyên nhân của các vết loét tì đè.
- Thay quần áo (CHAKUDATSU): là việc mặc vào, thay ra quần áo.
- Sốt (HATSUNETSU): Là biểu hiện thân nhiệt tăng cao hơn so với bình thường, do mắc bệnh hoặc trạng thái cơ thể không tốt.Thông thường, thân nhiệt được cho là từ 37.5 độ trở lên, tuy nhiên, thân nhiệt bình thường của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Vì thế, những khi thân nhiệt cao hơn so với mức bình thường, thì cần chúng ta chú ý đến sự thay đổi thể trạng của người đó.
- Chuẩn bị giường ngủ (BED MAKING): là việc thay các thứ như tấm trải, chăn đắp, vỏ gối… Bằng việc tiến hành định kì công việc này, chúng ta có thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sự sạch sẽ cho người lớn tuổi.
- Buổi trao đổi (MENDAN): là thời gian người lớn tuổi, gia đình họ và các nhân viên liên quan đến công tác Chăm sóc trao đổi, nói chuyện với nhau. Mọi người sẽ nói chuyện về tình hình sức khoẻ, tình trạng cuộc sống hằng ngày, những điều khó khăn trong sinh hoạt, người cao tuổi muốn sống một cuộc sống như thế nào…Lúc bắt đầu sử dụng dịch vụ Chăm sóc, lúc tiến hành thay đổi Kế hoạch Chăm sóc, cũng như những việc khác, thì các buổi trao đổi như vậy đều được tổ chức định kì.
- Phục vụ bữa ăn (HAIZEN): Việc dọn thức ăn lên bàn ăn. Việc sắp xếp dụng cụ ăn sao cho người lớn tuổi có thể dễ ăn uống cũng là điều rất cần thiết.
Sau đây là tập hợp các đường dẫn giới thiệu những từ vựng chuyên môn được dùng trong công việc Chăm sóc. Bạn hãy sử dụng nhé.
Tập từ vựng chuyên ngành Phúc lợi Chăm sóc dành cho người nước ngoài:
- Tiếng Anh
- Tiếng Khơ Me
- Tiếng Indonesia
- Tiếng Nepal
- Tiếng Mông Cổ
- Tiếng Miến Điện
- Tiếng Việt
- Tiếng Trung Quốc
- Tiếng Thái