Những thói quen nên có khi là một Chăm sóc viên

Chúng tôi biết có rất nhiều điều lo lắng khi lần đầu tiên làm nghề Chăm sóc viên. Vì thế chúng tôi giới thiệu đến bạn một số điều mà Chăm sóc viên người Nhật thường chú ý ghi nhớ khi làm việc hằng ngày. Cũng có một số điều bạn có thể thực hành ngay. Hãy thực hành để có thể làm quen nhanh với công việc Chăm sóc nhé.

Contents

Ghi chép lại

Một Chăm sóc viên sẽ luôn mang theo sổ tay và bút bên mình để lúc nào cũng có thể ghi chép lại.
Vì trong một ngày có rất nhiều dịp mà bạn phải ghi chép.
Ví dụ, khi có sự thay đổi về thể trạng của người lớn tuổi, thì có lời dặn của gia đình người ấy… Dù không có thay đổi lớn trong thể trạng của người ấy, nhưng cũng cần ghi chép để quản lí sức khoẻ như về bữa ăn hằng ngày, lượng nước uống vào… của người đó.
Việc ghi chép lại là để bản thân có thể ghi nhớ, và để truyền đạt thông tin đến những nhân viên khác một cách chính xác. Điều này cũng rất quan trọng, giúp chúng ta có thể chăm sóc sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi.
Có thể trong cuộc sống thường ngày chúng ta không mấy khi phải ghi chép lại. Nhưng chúng ta có thể tập thói quen đó ngay từ bây giờ, như là ghi chép lại điều mình không hiểu trong lúc học tập chẳng hạn.

 

Thường xuyên quan sát

Trong số những người lớn tuổi, có rất nhiều người không thể phát hiện những thay đổi về thể trạng của mình, hoặc có thể phát hiện, nhưng không thể diễn đạt bằng lời được, do bệnh tật hoặc do Sa sút trí tuệ.

Vì thế việc nhân viên Chăm sóc thường xuyên quan sát là rất cần thiết. Ví dụ như sắc mặt người ấy không tốt, lượng thức ăn ăn được ít hơn hằng ngày… Bạn hãy tập thói quen quan sát, để có thể nhận biết được sự thay đổi trong thể trạng và cảm xúc của người lớn tuổi nhé.

 

Hỏi ngay không do dự

Trong công việc, chúng tôi nghĩ sẽ có những lúc bạn đắn đo không biết phải làm thế nào.

Ví dụ, những lúc người lớn tuổi muốn nhờ những việc khác với thường lệ, như là “muốn làm…”, “muốn ăn…”, “muốn uống thuốc…”. Bạn đừng do dự mà hãy hỏi ngay những nhân viên khác, dù là việc rất nhỏ, đừng nên phán đoán một mình. Điều này gắn liền với việc bảo vệ sức khoẻ cho người lớn tuổi. Chúng ta hãy tập thói quen không ngại ngần đặt câu hỏi khi có điều không biết nhé.

 

 

 

 

 

Scroll to Top